VietNamNet Bridge - Twenty years after he stumbled on the discovery, a local farmer leads a British caving team to the find of the century.
A member of the caving team crosses the river which formed the Son Doong cave during the April expedition. Photos courtesy of the Joint British-Vietnamese Caving Expedition 2009/ The entrance of the Son Doong cave, which is hidden by a boulder.
A team of British cavers recently announced record-breaking news – the discovery in Quang Binh Province of the largest cave in the world.
But the presence of the British team has eclipsed one very important figure in the story – 40-year-old Ho Khanh – a local man and guide for the expedition who says he first found the cave nearly 20 years ago, but lost it again.
Back to the start
Today the forty-year-old farmer mans a tea stall in a village on the edge of Phong Nha-Ke Bang National Park. "I first found the cave 18 years ago, in 1991," he says.
"I was out collecting firewood near the national park. My family were very poor, so I decided to go deeper into the forest to try and find some aloe. The resin is used to make perfume and it’s very valuable. Not many people went that far into the forest at the time because they were scared of the wild animals."
After walking for about 20km Khanh says he lost his way. Clouds started gathering in the sky, so he decided to look for shelter.
"I sat down with my back to a huge boulder. Then something strange happened. I heard the sound of a strong wind and running water coming from behind me."
Adam Spillane, a member of the team, in Son Doong. The expedition was assisted by the Ha Noi University of Science, the People’s Committee of Quang Binh and several other sponsors.
Khanh went to investigate and found the entrance to an enormous cave, with a wide river flowing out of it.
"I was very surprised. I thought I knew many caves in this region, but this one was so different and seemed to be untouched by man. It was pitch black, but judging by the feeling of the air, I thought I was walking into a huge space. The strong wind blowing felt like something from the underworld."
With no ropes or lights, Khanh did not venture further into the cave. A day after he’d first set out, he arrived back home.
"I didn’t have any aloe, but in my mind I had the image of a great cave."
Khanh’s story spread like wildfire, but not everyone believed him.
"I wanted to prove my word, but I couldn’t remember the way to the cave. It was a wild place, with no human tracks."
Eventually, the story became legend. Khanh quit his dream of becoming rich from aloe and went back to doing his daily chores: collecting fire wood and farming. But he never gave up on the hope that one day he would find the cave again.
All is not lost
Ho Khanh shows photos of the expedition in his house on the edge of Phong Nha-Ke Bang National Park.
It wasn’t until one morning in early winter, 2006, that Khanh’s cave dream was rekindled. A group of cavers from Britain, on a trip to find new caves in the Phong Nha – Ke Bang region, came to ask Khanh for help, as they had heard about his discovery 15 years before.
Khanh agreed to guide the team to find the legendary cave, but after three days in the jungle, Khanh and the team were still at a loss.
"I just couldn’t remember where it was," he says.
There were some perks. On their expedition, the group did find 11 previously unrecorded caves. The British team even named one of them after the farmer.
"One of my favourite caves that we found on our trip had a lake and many beautiful stalactites that sparkled in the light. We called it Thai Hoa, after my daughter."
The team returned to the park for two more expeditions, but each time were beaten by the density of the jungle. Finally the cavers gave in and left, asking Khanh to contact them if he found it again.
In a final effort to recover his memory, Khanh headed to the jungle one cold winter’s morning in 2009.
"I stopped by a big boulder. There was the same strong wind, the sound of water running – I knew I’d found the cave at long last. I can’t describe my feelings at the time, I was so overjoyed."
The team immediately came back to Viet Nam and followed Khanh on a six-hour treck deep into the jungle. On April 14 they found what they were looking for.
Measuring 200m high and 150m wide, the new cave, named Son Doong (Mountain River Cave) by Khanh, is believed to be almost twice the size of the current record holder, Deer Cave in Sarawak Malaysia.
The cave is in Phong Nha-Ke Bang grotto system, which belongs to the Phong Nha-Ke Bang National Park. It is a limestone region of 2,000sq.km and borders another limestone area in Hin Nammo in Laos.
According to Adam Spillane, a member of the team, the cave is over 4km long at present but the end of the main passage continues on. The team were unable to go further because of a calcite wall more than 45m high halted their progress.
"Khanh has been a guide for the team for many expeditions in the jungle to explore caves. This year he took the team to a cave which had never been explored before, not even by local people," Spillane says.
The cave was a thing of overwhelming beauty and grandeur, spokesman for the team, Haward Limbirt says.
"We plan to return to Viet Nam later to complete our expedition of the cave and conduct a full survey," he says.
Back to normal
The cave is believed to be almost twice the size of the current record holder, Deer Cave in Sarawak Malaysia.
After the team returned to Britain, Khanh settled back into his everyday routine.
"I just think about how I’m going to earn enough money to feed my family. I only earn VND800,000 (US$50) per month."
His discovery has yet to reap financial gains, Khanh says.
"We are still as poor as we were before. Actually, I still haven’t paid off the VND10 million ($550) loan I borrowed ten years ago to develop our farm and animal husbandry."
Khanh’s obsession with the cave has been hard on his nearest and dearest, his wife Le Thi Nghia says.
"Sometimes I get angry because he just wants to go to the jungle and look at caves, but I understand he is very passionate about it. After all of this, I’m proud of him."
Nghia says the only thing she asks for is recognition from the Government and the press for what her husband has done for the country.
VietNamNet/VNS
Huong Pagoda Festival
Time: From the 6th day of the first lunar month to the 15th day of the third lunar month, main festival days last from the 15th day to the 20th day of the second lunar month.
Place: Huong Son Commune, My Duc District, Ha Tay Province.
Objects of worship: Sakyamuni Buddha, Avalokitesvara Bodhisattva, Holy Mothers.
Characteristics: One of the longest festivals with the most spacious area.
Approximately 70 kilometers southwest of Ha Noi, Huong Son boasts quite a few pagodas built in the Posterior Le Dynasty. Until the beginning of the 20th century, there have over 100 pagodas. Visitors can go to Huong Son via the Ha Dong - Van Dinh route.
Vietnamese or foreigners alike wish to come to Huong Son in springtime. Heading there tourists come to a magnificent land, a famous beauty spot in Vietnam.
Going boating in Yen Stream, visitors get a stunning view of the landscape in springtime. Here lies Ngu Nhac Mountain, there stand Hoi Bridge, Dun and Voi Phuc (Prostrating Elephant) mountains. Then come Thuyen Rong (Dragon Boat) and Con Phuong (Phoenix) mountains, not to mention various other mountains named after their shape like Ong Su (Buddhist Monk), Ba Vai (Buddhist nun), Mam Xoi (Tray of Sticky Rice), Trong (Drum), or Chieng (Gong).
At Trinh Temple visitors stop to burn incense and present to the Mountain Deity before going on their journey to Ba Cave. In front of the cave spreads a land with magnificent beauty. Leaving Ba Cave, tourists go to Tro Wharf, the starting point for the trekking up the mountain. Thien Tru Pagoda is the first destination. Known as the Kitchen of Heaven, it boasts Thien Thuy - a tower-like natural rock, and Vien Cong Tower an exquisite terracotta architectural structure dated back to the 17th century. On the right of the pagoda stands Tien Son Grotto, housing five statues carved out of stone and many stalactites and stalagmites which can be used as musical instruments.
To reach Huong Tich Grotto one go past a winding path paved with slabs of stone nature has smoothed. Alongside the path visitors has a chance to feast their eyes on stunning landscapes. In the 18th century, upon coming here Lord Trinh Sam had the words “The most beautiful grotto under the Southern skyâ€� chiselled above the mouth of the grotto. Pushing into its belly, visitors get a spectacular view. Many stalactites and stalagmites are named after their shape: Rice Pile, Money Pile, Gold Tree, Silver Tree to name but a few. Inside there are statues of King’s Father, Queen, Avalokitesvara, and so on. Noteworthy is the Cuu Long structure with nine dragons flanking from above.
There are many interesting pagodas, caves and grottoes in Huong Son. Among them include Long Van, Tuyet Son, Hinh Bong, and so forth. The Ong Bay (Sung Sam) Cave, 2km from Long Van Pagoda, still retains traces of ancient people some tens of thousands of years ago.
Unlike any other places, Huong Pagoda harmonizes the characters of a Buddhist architectural complex with the impressive natural beauty. Coming here, tourists have chances to live in a boisterous atmosphere of a spring festival amidst beautiful landscape. They seem to be free from all tiredness and sorrow and come to pay respect to the compassionate Buddha.
Apart from the beautiful beach and ocean, Nha Trang has a beautiful river called Cai. As part of this tour, tourists travel down the Cai River to observe the peaceful life of the villages along Nha Trang waterway.
Meanwhile, the hot spring's mineral water and mineral mud silica are recognised for their health-boosting properties. Besides relaxing the body and stimulating the nervous system, they are also known to cure skin diseases and make the skin white and soft.
The tour itinerary is as follows:
8 am: Pick-up and transfer to harbour.
9 am: Visit Cu Lao Fish Market. This market opens very early in the morning. It is essentially a collection point where all the fishermen deliver their catch. Seafood is then distributed from here to all the markets in Nha Trang. Next on the agenda is a visit to Song Thuy shipyard and Hang pagoda.
10 am: Cruise down the river to catch a glimpse of the daily life of local people.
11.30 am: Visit Ancient House, which is over 200 years old, and see art sculptured furniture. Enjoy the fresh fruits in the garden.
12.30 pm: Boat trip to river-side restaurant, lunch and then a visit to the mat-making village. Enjoy fresh coconut water.
2 pm: Visit Thap Ba Hot Mineral Spring Centre; indulge in a mud bath or soak in the hot mineral water.
5 pm: Return to hotel.
|
The
Speaking at a ceremony to announce the grant, he said: “It is an honor and a very special pleasure for me to announce this year’s Ambassador’s Fund for Cultural Preservation award. This is the largest of these awards ever given to Vietnam, and it is my hope that this project will be an important part of Hanoi’s 1000th Anniversary celebration [next year].”
O Quan Chuong Gate was built in 1749 during the Le Dynasty era and bears the ravages of time, neglect, war, and urban expansion that have destroyed the other 15 gates, and is in desperate need of restoration.
With the grant, Vietnamese experts will work for several months to repair damaged sections and strengthen the gate’s foundation. They will also repair and consolidate adjacent sewerage systems to ensure a firm foundation for the gate.
The Ambassador’s Fund for Cultural Preservation was established by the US Department of State in 2001 to help less developed countries preserve cultural heritage.
It has provided more than US$16 million for more than 500 projects worldwide, including nine in Vietnam.
Attending the ceremony were Deputy Minister of Culture, Sports and Tourism Tran Chien Thang; general director of the Cultural Heritage Department, Nguyen The Hung; general director of the International Cooperation Department, Nguyen Van Tinh; and some Hanoi officials
monngonvietnam.com
Bánh cuốn đổi gạo đây, 1 kg gạo 2 kg bánh.”
Bà hàng bánh chít khăn mỏ quạ, nhẹ nhàng đặt cái thúng nhỏ xuống đất, gỡ ra chiếc đĩa nhỏ tráng men những lớp bánh mỏng như lụa. Trên mặt bánh là một chút mỡ hành vàng thơm mời gọi.
Món bánh cuốn có từ khi nào, xuất xứ ở đâu, thật chưa thể giải nghĩa được. Ở Hà Nội, đây thực sự là bánh cuốn vì được cuộn thêm một lớp thịt bằm mộc nhĩ, nêm thêm chút hành củ và nước mắm ngon ăn kèm giò chả. Ra Huế, bánh cuốn là những cuốn thịt nướng vàng thơm chấm ngập trong thứ nước lèo (tương) béo thơm sóng sánh, món này được gọi là bánh ướt thịt nướng. Rồi còn bánh ướt tôm chấy, bánh tráng mỏng dính, rắc bột tôm, cuốn lại. Tôi còn thấy những người phụ nữ miền Trung ăn bánh không, chấm mắm nêm hay xì dầu dằm ớt vào những bữa lỡ mà tấm tắc khen ngon.
Vào đến trong Nam, bánh được phân biệt rất rõ: bánh nhân thịt, mộc nhĩ hành củ được gọi là bánh cuốn và bắt buộc phải ăn nóng mới ngon, còn bánh không nhân được gọi là bánh ướt. Thứ bánh này được bán kèm một hũ hành tím phi vàng, bóc hết lớp bánh bên trên, cô bán hàng lại thoa thêm một muỗng hành thơm phức lên một lớp bánh trên mặt. Bánh được mua về ăn kèm nước mắm tỏi chua ngọt với giá hấp, dưa leo và rau thơm xắt nhỏ. Ngày xưa, ở chợ gần nhà tôi có nguyên một dãy mấy bà mấy chị ở khu Hóc Môn lên bán bánh thứ ướt này. Ở thành phố, bánh này càng lúc càng ít người mua nên dần mất hẳn, thỉnh thoảng bán kèm theo hàng bún cho đa dạng mặt hàng mà thôi.
Mẹ tôi hay kể: Ngày xưa ở quê, cứ mỗi khi bà ngoại đi chợ về, cả đám con níu tay mẹ để nhìn qua khe giỏ tìm gói xôi, bịch chè. Ngày nào thấy một gói lá chuối xanh xanh là biết ngay đó là một gói bánh cuốn lá, món quà quê mà cả đám con nít mê tơi. Chị Hai (là mẹ tôi) chạy đi đâm một chén nước tương tỏi ớt, bánh được dỡ ra từng lá cuộn lại, chấm nước tương.
Vậy nhưng món bánh làm tôi nhớ ơi là nhớ là bánh đúc. Thứ quà quê miền Bắc có thể đổ dễ dàng bằng bất cứ loại gạo nào, thứ bánh lúc có màu trắng đục của gạo nguyên chất, lúc có màu nâu một chút của gạo lứt, hay màu xanh ngọc của lá, lúc lại điểm những hột đậu phộng nâu nâu… Đối với tôi, dù là bánh màu gì đi chăng nữa thì mùi thơm của bánh cũng không thay đổi, lúc nào cũng phải có mùi vôi mới ra bánh đúc. Hồi bà nội tôi còn sống, bà cũng rất thích bánh đúc. Bánh có thể ăn với bất kỳ thứ gì như: thịt bằm, đậu hủ chiên, nhưng cách ăn đơn giản nhất và đúng điệu nhất là bánh đúc chấm mắm tôm. Cứ một nong bánh xắt miếng, đặt cạnh một bát mắm tôm đánh sủi bọt là hợp nhau nhất! Mà bánh đúc phải ăn nguội mới ngon cơ! Không thể ăn nóng, ăn nóng thì bánh chưa săn mặt, không thể nhẩn nha cầm trên tay, khẽ khàng chấm vào bát mắm, khẽ khàng đưa lên miệng thưởng thức vị ngọt của tinh bột hòa lẫn vị béo của dầu phộng và vị mằn mặn của mắm tôm. Một lần, tôi dẫn cô bạn người Nhật đi ăn món bánh đúc tôm thịt, tôi kể cho cô ấy nghe từ cung cách xay bột bằng cối đá đến đổ bánh, lại phải quậy liên tục sao cho bánh đặc mà lại không khê khiến cô bạn khoái chí ăn một lèo hai bát, nhưng là ăn với mắm chua ngọt, cô ấy chưa dám thưởng thức mắm tôm.
Theo tôi, mấy món bánh miền quê thì cứ trả về cho miền quê, đừng biến tấu làm gì! Đừng thêm thịt thà, cua cáy cho bánh mất đi cái không khí ngày xưa. Thật ra, khi ăn một món quà quê là ăn một miền ký ức miên man. Tôi chỉ mới là 7X, chưa già, không trẻ (con) nhưng vẫn nhớ rất rõ thời tôi còn nhỏ, làm gì có tôm thịt ê hề như bây giờ. Lúc ở quê thì chỉ cần mớ lá mít, lá ổi đem phết lên ít bột gạo khuấy sền sệt, hấp chín. Mẹ lấy trái dừa rám già dưới gầm giường ra, kiếm cái nắp phén nạo rồn rột, hì hụi thắng nước dừa bồng con, chế lên dĩa bột, chan nước mắm chua ngọt, vậy là ngon muốn chết rồi! Còn “hoành tráng” hơn phải là bánh xèo đổ với tép, ăn kèm thật nhiều rau hầm bà lằng từ lá đinh lăng, lá xoài, lá mận, cải con… chứ không có cả rổ tôm thịt như bây giờ.
Còn người hay hoài niệm như mẹ tôi thì khi ăn bất kỳ bánh bột gì, trong chén nước mắm nhỏ ăn kèm không thể thiếu cái hương vị nồng thơm của tinh dầu cà cuống. Cái cảm giác quẩn quanh bên “đồng chiều cuống rạ” tìm bắt những con cà cuống cái bụng đầy trứng đem nướng thơm phưng phức hay những con cà cuống đực với cái bọc tinh dầu nhỏ xíu xìu xiu nơi bụng chỉ còn trong ký ức, cũng như mấy món bánh bột quê bị đưa lên thành phố, bột bánh vẫn còn đó nhưng cảm giác ngày xưa thì mất hẳn rồi!
"... Ngày xưa ở quê, cứ mỗi khi bà ngoại tôi đi chợ về, cả đám con níu tay mẹ để nhìn qua khe giỏ tìm gói xôi, bịch chè. Ngày nào thấy một gói lá chuối xanh xanh là biết ngay đó là một gói bánh cuốn lá, món quà quê mà cả đám con nít mê tơi..."
Thirteen years researching Vietnamese chronicles, two French researchers of Vietnamese studies Philippe Failler and Olivier Tessier say they are drawn by Vietnam’s special charms.
Philippe Failler and ancient documents
Most recently, the two French researchers completed a project to re-print the book “Techniques used by the An Nam people”, a unique document on Vietnamese society in the early 20th century.
This book is preserved at many big libraries in the US, Japan and France, but all of them are incomplete versions.
Failler has also compiled several disks with scans of all issues of the Vietnamese newspapers Tri Tan and Thanh Nghi from 1941-1946, which are very important in Vietnamese press history.
“I wondered if someone wanted to search for these newspapers, where they could find them. These disks are the answer,” he said.
He worked very hard at all libraries in Hanoi and HCM City but he couldn’t find these old issues, until he met Nguyen Dinh Hoe, a senior collector.
Failler said that many individual collectors in Vietnam own valuable assets but they haven’t preserved ancient documents well.
Failler began to research Vietnam in 1986. He came to Vietnam for several months, for the first time, in 1994 to work for a research project on Southeast Asia.
He returned to the country in 1996 and he has worked for the Vien Dong Bac Co Institute (French School of the Far East) since then. He researches Vietnamese history in the 19th and 20th centuries.
He has written some books about the history of northern provinces of Vietnam like Lai Chau, Lao Cai and Dien Bien. He is co-coordinating with Lao Cai province to write a catalog about the Sapa ancient stone blocks and recover some ancient books of the Dao ethnic minority group.
Failler plans to search for and digitalise all issues of Phong Hoa magazine, which was issued in the early 19th century, and a collection of President Ho Chi Minh’s works.
He said he is lucky to have been able to witness the changes in Vietnam in the last decade. However, he worries about the shortage of documentary films about Vietnamese society in the early 20th century and good movies about Vietnam’s history.
Olivier Tessier: Vietnam enchants me
Lantern making technique in the “Techniques used by the An Nam people” book. |
Tessier came to Vietnam 13 years ago to do research for his master’s thesis on ethnology. He returned to Vietnam later to do his doctoral thesis.
He is enthralled by the subject of Vietnam’s countryside today. Field trips to rural and mountainous areas like Lai Chau and Hoa Binh have enriched his knowledge and experience in his field of research.
Before joining the French School of the Far East, he worked for some research projects of the French Embassy in Vietnam. Reprinting the “Techniques used by the An Nam people” is Tessier’s favourite project.
In the 1.5 years of carrying out this project, Tessier and his co-workers exerted great efforts to find the original version and restore each page on traditional do paper. He hopes to have additional such interesting projects in the future.
“Vietnam enchants me,” said Tessier, who is married to a Vietnamese girl.
The book “Techniques used by the An Nam people”, a social study of the An Nam people in the north of Vietnam in the early 20th century, written by French writer Henri Oger, has been recently reprinted. The book comprises two volumes. The first is 160 pages, including 30 pages of paintings, and has been translated into Vietnamese, French and English. The second has 700 pages and over 4,000 pictures, diagrams and paintings. 2,000 copies of the book have been published along with 1,000 DVDs. The book was reprinted with the support of the French School of the Far East and the French Embassy in Vietnam to help Vietnam preserve its intangible cultural values. |
Hanoi is suffering from a broiling sun. The temperature on the street sometimes reaches 40oC. People are seeking ways to avoid the heat. Some photos about Hanoi in the burning weather.
VNN.vn
Women trying to hide themselves from the sun. |
And also men.
Pouring water on the pavement to drive away heat.
Two old women use paper fans.
A cyclo driver sitting in a flower garden with a paper fan.
Some youngsters at a fountain.
Stopping on
This bottled water salesman said he was very busy on the hot day.
Swimming pools are very crowded.
Hundreds of people gather at
3 ngày nay, trời nóng như thiêu như đốt, một số khu vực lại bị cắt điện nên nhiều teen Hà Thành được bố mẹ đồng ý cho đi "sơ tán" đến nhà người thân, bạn bè để ngủ nhờ. Việc ở nhờ nhà người khác thực chất chẳng có gì đáng bàn tán, nhưng một số teen ham chơi lại tận dụng luôn "cơ hội trời cho" này để tranh thủ đi chơi over night. Bãi đáp của họ rất "phong phú", từ sàn bar, karaoke, bi-a, nhà nghỉ cho tới quán điện tử, hoặc "đơn giản" hơn là đánh bóng mặt đường cả đêm.
Suốt cả ngày, bạn bè đều thấy Linh Giang (sn1992) để status trên YM "Sướng quá, đêm nay nhà tớ... mất điện!". Từ xưa đến nay chưa thấy ai bảo mất điện là sướng, nhưng nếu dòm qua ý định "overnight" của cô nàng trong đêm ấy, chắc chắn sẽ hiểu tại sao Giang lại hí hửng đến thế.
Đọc trên mạng, biết được khu vực nhà mình bị cắt điện từ 10h đến tận 3h sáng hôm sau, Giang thông báo ngay cho phụ huynh rồi cứ thế ngồi kêu ca, than thở. Cô nàng còn nói rõ to là "Lạnh mấy con còn chịu được, chứ nóng thế này thì con chết cho mẹ xem!". Nghe vậy, mẹ Giang đành phải "bật đèn xanh": "Thế qua nhà cái Vân (Vân là bạn thân của Giang) ngủ tạm nhé! Mai về sớm!". Được lời như cởi tấm lòng, Giang lên kế hoạch chi tiết cho một đêm "tự do" vì mất điện.
Và thế là tối hôm kia, trong khi cả nhà vật vã mất ngủ, điện thì không có, trời lại nóng hầm hập, thì cô nàng tung tẩy trên Jam cùng "chiến hữu". Sau khi kết bạn với vài anh "bạn của bạn đứa bạn đi cùng", rời quán họ đi đâu thì chỉ có trời mới biết.
Hà Nội vừa bước vào "mùa mất điện", teen cũng đang được nghỉ hè nên chuyện xin sang nhà bạn hoặc người thân ngủ nhờ không phải là quá khó khăn. Kể cả với phụ huynh khó tính, nhiều xì tin cũng tìm mọi cách để "lách" bằng được. Buổi tối, đang ngồi xem tivi thì điện bỗng tắt phụt, cả nhà Phương (Giảng Võ) than trời vì nóng bức. Không biết lúc nào mới có điện, bố Phương đành gọi lên nhà bà ngoại xin cho con gái lên đó ngủ.
Bố đưa lên nhà bà ngoại, dặn dò cẩn thận rồi mới về. Cô con gái tinh quái chờ đợi đúng 15 phút cho bà ngủ say, len lén mở cửa gỗ rồi tót lên xe anh người yêu, phi thẳng vào... khách sạn trốn nóng. 6h sáng, lại len lén mở cửa và chui lên giường nằm ngủ như bình thường. Suốt 2 ngày nay, "lịch" của Phương từ 11h tối đến 6h sáng hôm sau cứ "đều đặn" như vậy.
Xem ra vào khách sạn tránh nóng đang là "phương án hữu hiệu" nhất của một số teen ham vượt rào sớm bây giờ. Chỉ cần một cô bạn thân đáng tin, một cái lịch cắt điện từ trên mạng và chịu khó la lối "Nóng quá, nóng quá!", họ đã dễ dàng "lừa" phụ huynh để đi chơi đêm cùng người yêu. Nhung Chip, một teen năm nay lên lớp 11 đã "thổ lộ" rằng, thứ cô thích nhất trong mùa hè không phải là được đi du lịch, nghỉ mát, mà chính là... mất điện, để có cớ "chui vào nhà nghỉ"
Bị phụ huynh quản khá chặt nên chỉ có nằm mơ mới được qua nhà bạn ngủ ngày bình thường. Thế nhưng khi vào hè, điện khu vực nhà Nhung cứ lúc được lúc mất, nhất là trong mấy ngày trời nóng kỷ lục này thì đã bị cúp điện tới 3 - 4 lần. Cô nàng nhanh chóng "nắm bắt" cơ hội ngàn năm có 1, nào là "Nhà cái Trang không bao giờ bị mất điện, nó cứ rủ con sang ngủ cùng", rồi thì "39, 40 độ ai mà chịu được, nóng bức thế này con phát ốm mất"..v.v... Rốt cuộc thì sau cuộc gọi "bảo đảm" của bạn thân kiêm "đồng lõa", Nhung tha hồ mà tít mít.
Không trốn nóng trong nhà nghỉ, Trung Nam cùng vài đứa bạn lại "tận dụng" đêm "tự do" để chơi bi-a ăn tiền tới 1-2h, sau đó "đáp" ở quán điện tử trong khu đại học Công Đoàn cho đến sáng. Bố mẹ thì cứ đinh ninh con mình đang nằm mát mẻ ở nhà bạn, ai ngờ các quý tử còn "nóng trong người" hơn, bởi sau một đêm "quần thảo" với game, mắt cậu nào cũng thâm xì, mặt mũi bơ phờ chỉ chực tìm chỗ ngủ bù.
Trời nóng bức và không khí oi nồng khiến ai cũng mệt mỏi. Việc thức đêm để tranh thủ quậy còn ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của teen. Chuyện vào nhà nghỉ để "tâm sự", hậu quả thế nào chắc các bạn cũng đã rõ. Nguy hiểm nhất là có bạn từ những cơ hội mất điện này mà thành ra nghiện đi đêm, lang thang ngoài đường và xảy ra những tai nạn đáng tiếc như T.T (sn1991) năm ngoái.
Hôm đó nhà T mất điện, trời nóng, cậu cùng 2 đứa bạn rủ nhau kẹp 3 lượn lờ ngoài đường cho mát. Phóng nhanh vượt ẩu, đến ngã tư Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học thì gặp xe ngược chiều đi lại và thế là phanh gấp... Đến bây giờ, T vẫn phải đi lại cà nhắc vì tai nạn kinh khủng hôm ấy.
Kenh14
Nước sấu
Đợt nắng nóng bắt đầu xuất hiện từ ngày 7-6 ở miền Bắc được dự báo là đợt nóng gay gắt nhất mùa hè năm nay, với nhiệt độ trung bình 29-36o . Thế nhưng, nhiệt độ trong 2 ngày qua có khi còn vượt xa con số 36, xấp xỉ 40o khiến người Hà Nội phải kêu trời vì quá nóng.
Đi bộ thì cầm ô...
Dưới cái nắng như thiêu đốt, đi ngoài đường mà chẳng khác đi trong lò lửa, đa số teen Hà thành đã phải hủy bỏ nhiều dự định vui chơi, bỏ thói quen lê la ngoài đường để tránh nóng. Khổ nhất là những teen cuối cấp, tất bật với các lò luyện thi và chạy sô ở những lớp học thêm là phải phơi đầu trong nắng để đến lớp cho kịp.
Vừa dừng xe ở quán nước gần nhà, Thái Hà, cựu học sinh trường Trần Nhân Tông đã cầm vội chai trà xanh O2, uống một mạch hết nửa chai rồi lấy giấy ăn lau mồ hôi ướt đẫm trên mặt. 10 phút nghỉ ngơi trôi qua nhanh chóng, cô bạn lại phải tiếp tục đi ôn thi ở một lò tại Kim Liên. Mệt mỏi nhìn ra ngoài trời nắng chang chang, Hà lau mồ hôi rồi than thở: "Cứ nóng thế này thì khổ quá, trong lò chỉ có đúng 3 cái quạt chia cho hơn 100 người". Áo chống nắng che kín người, khẩu trang bịt kín mặt nhưng cái nắng gay gắt cùng thời tiết oi bức khiến những học sinh đang bước vào kỳ thi Đại Học như Hà không tránh khỏi mệt mỏi.
Không có lấy một đợt gió, cả Hà Nội như bị đóng khung trong nắng thiêu đốt và không khí oi nồng. Để tránh nóng, bắt đầu từ 6h chiều, khi cái nắng đã phần nào dịu lại thì teen mới đổ ra đường tìm chỗ giải khát. Hồng trà Trần Phú, trà chanh Đào Duy Từ, kem Funny, kem New Zealand, kem Tràng Tiền hoặc các hàng chè, thạch dừa rau câu... luôn đông nghẹt khách vào buổi tối. Phần lớn teen ngồi tụ tập ở quán trà, sinh tố phố Nhà Thờ hoặc chè xoài dốc Hàng Than để buôn chuyện với bạn cho quên đi cái nóng.
Cường, một teen lớp 11 nhà ở Hàng Buồm cho biết, nhà bạn í không có điều hòa nên những đợt nắng nóng như thế này đúng là cực hình. Hiện tại thì cả nhà đã đi "sơ tán" hết, bố mẹ Cường cùng em bé phải tới nhà bà ngoại ở nhờ cho mát mẻ, còn Cường phải ở lại trông nhà. Ở trong nhà mà mồ hôi cứ tuôn ra như tắm, không chịu nổi, đã 2 hôm nay Cường phải rủ bạn lê la quán trà Nhà Thờ đến hơn 11h mới về ngủ.
Trời nóng, chỉ còn cách tới bể bơi để giải nhiệt nên các bể ở Hà Nội luôn trong tình trạng quá tải. Teen thích ngâm mình trong làn nước mát nên dù chật cứng, không có chỗ để bơi thoải mái cũng không thành vấn đề, "Chỉ cần chui xuống nước để tránh nóng là sướng rồi!", Thùy Châm, một teen chăm chỉ đi bơi suốt từ khi được nghỉ hè nói.
Với giá vé từ 9-30k, teen mình có thể thoải mái ngâm mình trong làn nước mát rượi ở các bể Thái Hà, Thành Công, Thanh niên, Tăng Bạt Hổ... Bể Bốn mùa, Sao Mai, Tây Hồ hoặc các bể trong khách sạn có giá cao hơn, từ 40k đến vài trăm ngàn. Dù giá cả có đôi chút đắt đỏ, nhưng hầu hết teen đều được phụ huynh đồng ý cấp tiền để đi tránh nóng. Không phải teen nào cũng có điều kiện đi du lịch, vì thế đến bể bơi được cho là "phương án hữu hiệu" nhất.
Theo dự báo, đợt nắng nóng gay gắt này gây hại cho sức khỏe. Vì thế teen mình cần hết sức cẩn thận và có phương án chống nóng, tránh gặp phải các bệnh liên quan đến nóng bức.
Một "bệnh" kinh niên của teen, đó là rất lười uống nước. Trong khi cơ thể cần liên tục được bổ sung chất lỏng để đối phó với nhiệt độ cao thì teen lại đợi khi nào khát mới uống. Đừng để lúc nào thật khát mới uống teen nhé, và nhớ đừng uống quá lạnh, dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
Vì nhiệt độ ban ngày có lúc lên tới gần 40o , nên trong những ngày này teen nên hạn chế ra đường, có cần mua gì hay lượn lờ shopping thì cũng đợi đến tối hãy đi nhé. Đừng để như cô bạn H.Trà (sn1993), vì muốn lùng bằng được váy xinh để tối đi dự sinh nhật mà lượn cả trưa giữa trời nắng chang chang. Và kết quả là thay vì được đi sinh nhật, cô nàng lại bị cảm nắng, sốt cao phải đưa vào viện. Kể cả có mặc áo dài tay kín cổ, ánh nắng gay gắt này cũng khiến làn da mỏng manh của teen bị "cháy", đỏ au, rất có hại cho da và sức khỏe đấy!
Với những teen thường xuyên phải di chuyển tới các địa điểm ôn luyện, ngoài mặc áo chống nắng, đeo kính râm, các bạn nên bôi thêm một lớp kem để tránh bị đỏ da gây dị ứng. Nhớ ăn thật nhiều đồ mát, uống thêm VitaminC giải bớt nhiệt và tránh ra đường vào giữa trưa nhé!
Miến lươn là một trong những món ăn có từ ngày xưa của Hà nội tuy đã có nhiều biến đổi nhưng mà hương vị đậm đà của nó thì khó tìm được ở đâu khác.Ngày nay người ta dùng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nên lươn cũng khó có mà ăn....món ăn đó lại trở nên càng quý,hiếm
Miến rửa sạch đã trần nước sôi, được trần lại vào nồi nước dùng lươn mầu nâu nâu cho miến nở, thấm độ đậm, ngọt của nước dùng rồi cho vào bát. Những miếng thịt lươn đã xào săn lại mà vẫn phô màu vàng óng của da lươn.Hành hoa và rau răm thái nhỏ tăn thường thái trước khi cho vào bát để giữ mùi thơm, hành răm thái càng nhỏ càng tiết mùi thơm nhiều hơn. Rắc hành răm thái nhỏ lên thịt lươn rồi chan nước dùng. Nước dùng lươn màu nâu ngọt trên mức bình thường vì phải đậm đặc mới nổi vị chỉ chan sâm sấp chứ không chan võng vì miến đã ngấm nở đủ bằng nước dùng nên không trương nở thêm nữa, hơn nữa miến là miến tầu làm bằng đỗ xanh nên sợi miến nhỏ mà ròn chứ không nát, cuối cùng rắc hạt tiêu.
Ảnh: muivi
Miến thấm đượm nước dùng, thịt lươn xào săn ăn hơi dẻo rất rõ vị lươn, lại được tẩm ướp nên thơm mùi tiêu và mùi nước mắm ngon thật hấp dẫn. Bát miến lươn, ăn tới miếng cuối cùng vẫn còn nóng. Hà Nội xưa hình như lạnh hơn bây giờ. Món miến lươn hấp dẫn mọi mùa, nhưng vào những ngày đông lạnh còn hấp dẫn hơn nhiều. Bởi vì rét đến mấy, khi bê bát miến lươn thơm phức, nóng hổi lên là quên hết mọi rét mướt. Miến lươn không múc vào bát to, không có kèm theo giá đỗ và hành khô phi, không chan võng nước dùng chẳng thấy mùi lươn đâu như bây giờ và đặc biệt là thịt lươn không tẩm bột rán khô cong và ròn để khi ăn chẳng biết là lươn hay trạch hay một loại bánh rán ròn gì đấy vì khó mà phân biệt, khó mà nhìn rõ, khó mà khẳng định mùi vị.
Ngày hè nóng nực, trong mỗi chúng ta những người đã từng và đang sống ở Hà Nội sẽ không thể quên được những cốc nước sấu mát lạnh...bên những quán cóc vỉ hè.Cái thức uống đó thật bình dân nhưng nó cũng mang đậm phong vị Việt ngọt ngào
Sấu không phải là loại quả có quanh năm. Mùa của sấu cũng là mùa của nắng hè. Với những trái sấu, cái oi bức nóng nực của mùa hè dường như phải nhường chỗ…
Ảnh: muivi
Những hàng sấu là hình ảnh khá quen thuộc mà ta có thể bắt gặp khi đi dạo trên các con phố. Từng chùm sấu nhỏ hòa lẫn với màu xanh của cành, lá làm mát dịu biết bao ánh mắt của những người đi qua.
Nhìn vẻ ngoài sấu không đẹp, trái sấu nhỏ nhỏ, màu xanh và hơi chút xù xì. Khi nắng hè bắt đầu chói chang, thì đó là lúc những trái sấu xuất hiện nhiều ở chợ và các hàng quán. Từ những trái sấu nhỏ xinh ấy đã có vô vàn các món ăn ra đời, trong đó có một món không thể quên, đó là sấu ngâm.
Ảnh: zing
Chế biến một lọ sấu ngâm không khó, nhưng cần có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ. Gọt vỏ sấu rất khó vì trái nhỏ vỏ lại cứng. Gọt vỏ xong, dùng dao nhỏ và sắc gọt xoáy tách phần thịt sấu ra khỏi hột và ngâm chúng vào nước vôi loãng. Khoảng một giờ sau, vớt sấu ra, rửa sạch lại bằng nước lã, để ráo nước rồi chần nhanh sấu qua nước sôi. Sau đó, ngâm sấu với một lượng đường vừa đủ để nước sấu có vị ngọt thanh. Người ta còn cho thêm gừng giã dập để lọ sấu dầm tăng thêm hương vị.
Ảnh: my.opera
Có thể tùy vào thời tiết mà chúng ta có thời gian ngâm sấu phù hợp. Song tốt nhất là để sau 24 giờ vì khi đó sấu mới ngấm kỹ đường. Chắt một chút nước cốt, thêm vào vài ba quả sấu ngâm với vài muỗng đá bào là bạn có ngay một thứ nước giải khát dễ uống và khó quên.
Với vị chua thanh thanh của sấu, pha lẫn vị ngọt của đường và mùi thơm của gừng, bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh hòa tan trong miệng. Sấu giòn tuởng như vỡ vụn ra ngay khi vừa đưa vào miệng. Rồi cái vị ngòn ngọt, thơm thơm ấy cứ vương vấn mãi nơi cổ họng.
Không phải là thứ thức uống cầu kỳ, ngược lại sấu dầm rẻ tiền và dễ làm. Với một chút khéo léo của mình, những ly nước sấu mát lạnh tự tay bạn chế biến đã khiến ngày hè ngột ngạt trở nên ngọt ngào hơn.
Bún chả thì khắp Hà Nội ở đâu chẳng có. Nhưng ăn ở đâu ngon thì quả là một sự kỳ công trong quá trình kiếm tìm. Từ hồi biết bún chả đến giờ, tôi thấy được nhiều người ca ngợi nhất có lẽ là bún chả Bạch Mai.
Vòng vèo lên phố Bạch Mai, dừng lại ở một ngõ nhỏ, thấy có khói bốc ra mù mịt đem theo một mùi thơm không thể cưỡng nổi. Đó chính là hàng bún chả nổi tiếng Hà Nội. Hàng bún chả này chỉ có vẻn vẹn một đôi quang gánh, một cái bàn thấp lè tè với vài ba chiếc ghế nhỏ. Thế mà lúc nào cái “quán” nhỏ nhắn ấy cũng có hàng chục khách ngồi chờ. “Quán” chỉ mở đúng trong vòng một tiếng là hết veo. Ai muốn ăn cũng phải “chầu chực” từ hai giờ chiều vì 3 giờ là quán đã dọn dẹp sạch sẽ. Chẳng chắc nhiều khách gọi đây là quán bún chả…chảnh.
Chủ quán chảnh là thế, cũng chẳng mấy khi nở nụ cười đưa đẩy với “thượng đế” vậy mà khách ăn cứ đến nườm nượp. Sở dĩ phải đợi lâu là bởi vì lượng khách thì đông mà chỉ có 2 người làm. Một bà quạt chả 1 bà ngồi bán chính. Chiếm nhiều thời gian nhất là khâu quạt chả. Miếng chả được kẹp vào que tre, nướng bằng than hoa và quạt đều tay. Ko nhanh tay lật khéo thì thịt dễ bị chỗ sống chỗ cháy đen sẽ ko được ngon như mong muốn. Bún chả bây giờ toàn làm kiểu công nghiệp là nướng qua rồi rán lại khi có khách gọi. Kiếm được một hàng quạt chả theo đúng cách làm truyền thống như thế này thật là hơi hiếm.
Một cái hay nữa của quán là khi bán họ chỉ đem ra mấy chồng bát sạch, khách ăn xong bát ko rửa ngay mà vứt sang 1 bên, đợi sử dụng hết chỗ bát đấy cũng là lúc nghỉ hàng. Ko cần bán thêm mà cũng ko cần khách. Ai ăn thì ăn ai đợi được thì đợi. Loáng thoáng có bà cô đến ăn đang ngồi chờ hỏi xin số điện thoại để đặt trước
Rất ít nơi nào lại ăn bún chả với ớt bột như quán này. Cái vị cay cay lạ lạ khác hẳn với cái vị cay của ớt tươi ăn kèm như mọi khi. Chả được để riêng theo từng bát, băm riêng, miếng riêng. Chả băm được làm rất khéo. Nặn miếng chả nhìn thon và dài rồi kẹp que tre nướng. Tuy ko có lá lốt để bọc nhưng miếng chả ko hề nát, ko bị vỡ vụn mà ngược lại rất dai và khi nhai có độ sần sật của mỡ, mềm mại của thịt nạc ăn rất ngon. Lại thêm nước chấm chua cay, thịt nướng thơm nức và rau gỏi ăn kèm pha với vị cay của ớt bột tạo 1 nên 1 cái vị riêng cho món bún chả ở đây.
Có lẽ chỉ khi ăn bún chả Bạch Mai người ta mới cảm nhận hết được những điều thú vị mà nó mang lại.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Truyền thuyết
Tượng Lê Lợi với thanh kiếmThuận Thiên
Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép:
Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh.
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh, lên làm vua
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Xin nhà vua hãy hoàn lại gươm thần cho Long Vương!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.
Có thuyết khác nói khác về truyện trả gươm. Đại ý khi thuyền của vua ra giữa hồ thì rùa vàng chắn trước. Vua Lê rút gươm chỉ vào Rùa Vàng, Rùa Vàng liền đớp lấy gươm của vua mà bơi đi. Vua Lê sai tát cạn hồ Thủy Quân để tìm lại gươm báu nhưng không thấy rùa đâu.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, chúa Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội, ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Quang cảnh
Cầu Thê Húc dẫn vào Đền Ngọc Sơn
Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.
Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Tháp Bút (hay là bút tháp) nằm ở cạnh hồ , đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp Bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh"
Rùa
Tiêu bản một con rùa Hồ Gươm lưu giữ trong Đền Ngọc Sơn
Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên nhiều hơn, có lẽ vì nước hồ ô nhiễm nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ, thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại của rùa Hồ Gươm.